Thời gian gần đây, một phòng khám của Hội Đông y tỉnh
Hoà Bình trở nên tấp nập từ sáng đến đêm. Hầu hết người đến đây chờ bắt
mạch, kê đơn là bệnh nhân ung thư, với hy vọng khỏi chứng nan y nhờ bài
thuốc có đầu vị là cây xạ đen do một cố lương y dân tộc Mường để lại.thuoc fucoidan
Mế Hậu - người tìm ra bài thuốc cây xạ đen bắt mạch cho bệnh nhân. |
Sáng
14/3 ở phòng khám Đông y số 6 (số 35, tổ 7, đường Nguyễn Thái Học,
phường Đồng Tiến, thị xã Hoà Bình), nơi bà Đinh Thị Phiển - con gái cố
lương y Bùi Thị Bẻn (còn gọi là Mế Hậu) bắt mạch, kê đơn, bà Vũ Việt Anh
(Ba Đình, Hà Nội) bị ung thư vòm nói: "’Tôi vừa xạ trị 30 mũi ở Bệnh
viện K, nghe tin bài thuốc cây xạ đen, tìm về đây xin bốc uống, mong đỡ
bệnh".
Cũng như bà Việt Anh, gần 30 bệnh
nhân ung thư và người nhà tìm đến phòng khám của lương y Đinh Thị Phiển
xin thuốc cây xạ đen sáng hôm ấy đều không hy vọng thoát căn bệnh khoa
học còn bó tay này, vì "nếu khỏi, bài thuốc đã giật giải Nobel". Hầu hết
đều chỉ mong muốn nhờ bài thuốc có xạ đen mà giảm triệu chứng mệt mỏi,
đau đớn của căn bệnh hiểm và kéo dài tuổi thọ.
Phóng viên VietNamNet
đã tìm gặp một số người bệnh ung thư may mắn đỡ đau, khoẻ lên sau khi
uống các thang thuốc với đầu vị là xạ đen bà lương y Phiển bốc cho họ.
Ông Phạm Văn Bài - bệnh nhân ung thư phổi 53 tuổi ở thôn Thị Đức, xã
Nhật Tân, huyện Gia Lộc, Hải Dương, cho biết, sau khi ông được bệnh viện
tỉnh cho về nhà điều trị, gia đình đã mang hồ sơ bệnh án đến lương y
Phiển và xin bà cho thuốc. Ông không ngờ sau khi uống 3 thang, bệnh
chuyển. 20 thang tiếp, ông đã nói ra tiếng, người nhẹ hơn. 30 thang sau
nữa, ông bắt đầu ăn ngủ được, thể lực khá hẳn.
Một
bệnh nhân khác cũng ngạc nhiên trước sự thay đổi chất lượng cuộc sống
rõ rệt mà những thang thuốc sắc bình dị này mang lại. Nguyên phi công
Nguyễn Văn Tụ (số 2, tổ 97, phường Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sau
khi được bệnh viện chẩn đoán là ung thư dạ dày và không mổ đã dùng 30
thang thuốc có xạ đen, cảm thấy trạng thái toàn thân dễ chịu từng ngày,
các cơn đau ít và đỡ dần; nay đã tự túc trở lại mọi sinh hoạt cá nhân.
Ông
Bài, ông Tụ và các bệnh nhân ung thư khác đều được lương y Đinh Thị
Phiển bắt mạch, xem xét kỹ hồ sơ bệnh án (với các kết quả xét nghiệm và
chẩn đoán lâm sàng của y học hiện đại) rồi kê thuốc với lượng nhiều ít
xạ đen, đinh râu, xạ bái và các vị khác tuỳ loại và mức độ bệnh.
Mỗi người chỉ tốn trên dưới 1 triệu đồng tiền thuốc cho đến lúc chuyển bệnh và khoẻ lại.
Khoa học đã công nhận bài thuốc cây xạ đen
Nhiều
chục năm trước, cây xạ đen (hay xạ đen cuống, tiếng Mường gọi là Xạ
cái) từng được lương y dân tộc Mường Bùi Thị Bẻn (bệnh nhân thường gọi
là mế Hậu, ở huyện Kim Bôi, Hoà Bình) đặt tên là cây ung thư, chuyên
dùng để chữa các loại u khối. Bài thuốc cây xạ đen, dù sau đó được mế
tặng cho Hội Đông y tỉnh Hoà Bình, vẫn ít người biết đến.
Chỉ
kể từ năm 1987, khi được đoàn bác sĩ Học viện Quân y (do GS.TSKH Lê Thế
Trung - Chủ tịch Hội Ung thư TP.Hà Nội dẫn đầu) phát hiện trong chuyến
sưu tầm các bài thuốc quý trong dân gian, cây xạ đen mới bắt đầu thu hút
sự chú ý của giới khoa học và được đưa về cơ sở này để nghiên cứu.
Qua
nghiên cứu về thực vật học, hoá dược, dược lý, nghiên cứu thực nghiệm
trên động vật được gây ung thư (theo đề tài cấp Bộ về xạ đen do GS. Lê
Thế Trung làm chủ nhiệm), các bác sĩ đã phát hiện ở loài cây này tác
dụng hạn chế sự phát triển của khối u ác tính. Hơn nữa, theo GS. Trung,
hợp chất lấy từ xạ đen nếu được kết hợp với chất Phylamin (lấy từ một
loại thảo dược ở đồng bằng) còn phát huy tác dụng, kéo dài tuổi thọ
trung bình của động vật bị ung thư hơn nhiều chất đã qua nghiên cứu thực
nghiệm như Trinh nữ hoàng cung hay tỏi Thái Lan.
Đến
cuối năm 1999, đề tài của các bác sĩ Học viện Quân y được nghiệm thu,
cây xạ đen chính thức được công nhận là một trong không nhiều những vị
thuốc nam có tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Cuối năm 2002,
người bệnh mới biết đến loài cây này qua câu chuyện của GS. Trung trong
Chương trình Người đương thời (VTV3) và tìm về phòng khám Đông y nơi con
gái mế Hậu - lương y Đinh Thị Phiển làm việc ngày một đông.
Cẩn thận với xạ đen rởm
Từ
khi được nhiều người biết đến, xạ đen trở thành đối tượng chính của dân
săn dược liệu. Từ đầu năm Quý Mùi, xạ đen khan hiếm hơn, giá thị trường
tăng từ 50.000 đồng lên 150.000-200.000 đồng/kg khô. Phòng khám của
lương y Đinh Thị Phiển trở thành nơi tiếp không chỉ bệnh nhân và người
nhà; dân buôn dược liệu thi thoảng cũng ghé qua xin bà xem giúp những
thứ cây nhét chặt trong các bao của họ có đúng là loài cây quý.
Lương
y Đinh Thị Phiển cho biết, có đến 3/4 số cây bà được hỏi không phải là
xạ đen; phần lớn là cây thuỷ bồ (hoặc thạch xương bồ, nếu mọc trên đá).
Những loài cây này cũng có lá xanh và chát gần giống lá chè nhưng không
lớn hoặc sẫm bằng xạ đen. Đặc biệt, không chuyển màu đen mực ngay sau
khi bị băm nhỏ như loài dược thảo quý này.
Bà Phiển dự đoán, những thứ xạ đen giả nói trên sẽ được tải về các kho thuốc đông y và cắt cho bệnh nhân nhiều tỉnh.
Còn
ở nhà bà lương y nối nghiệp trị bệnh, cứu người của Hải Thượng Lãn Ông
Lê Hữu Trác và người mẹ đã quá cố, cây xạ đen sẽ mãi là thật, dù người
ta có nhao nhác đi tìm của giả để thay thế và nguyên liệu thuốc có tăng
giá đến đâu. Để người bệnh ung thư còn chí ít là một trong mười phương
được sống và sống chất lượng nhất trong khả năng có thể.
Post a Comment
Post a Comment