Chúng ta vẫn thường nghĩ hút thuốc trong nhà và ngoài trời đều độc hại như nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo dư lượng còn lại trên đồ nội thất là mối hiểm họa lớn
Lâu nay, chúng ta vẫn biết sự nguy hiểm của hút thuốc thụ động (tức là không hút thuốc nhưng hít phải khỏi thuốc của người xung quanh). Và có một hình thức hút thuốc gián tiếp nguy hiểm không kém, đó là tiếp xúc với các đồ vật bị bám khói thuốc lá
Một nghiên cứu mới ở Mỹ, các nhà khoa học cho biết dư lượng thuốc tồn tại trên những vật dụng, đồ nội thất, quần áo, hoàn toàn có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh, khiến trẻ dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
Trẻ sơ sinh có nhiều khả năng tiếp xúccác chất ô nhiễm và bị ảnh hưởng lớn nhất bởi các bé thường bò trên sàn nhà và ngậm các vật dụng trong miệng.
Để đưa ra được kết luận trên, các nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley tiến hành thử nghiệm trên những con chuột sơ sinh, lớn lên trong môi trường bị ô nhiễm khói thuốc.
Những con chuột này tiếp xúc với một miếng vải bị ám khói thuốc được đặt trong lồng. Sau ba tuần tiến hành thí nghiệm, chúng tỏ ra chậm lớn hơn so với những con chuột khác sống ở môi trường sạch.
Sau 14 tuần đưa những con chuột đó ra môi trường bình thường, các nhà khoa học nhận thấy tiếp xúc với vật dụng bám khói thuốc gây ra thay đổi liên tục trong số lượng tế bào máu và hệ thống miễn dịch.
Những con chuột thí nghiệm có số lượng tế bào tiểu cầu và tế bào bạch cầu cao hơn so với nhóm không tiếp xúc khói thuốc. Các tế bào bạch cầu này có liên quan đến tình trạng viêm và dị ứng.
Trong khói thuốc lá có chứa hàng trăm chất độc hại, thuốc lá chính là yếu tố hàng đầu gây ung thư hiện nay.
Post a Comment
Post a Comment