Trải lòng bệnh nhân ung thư không dùng thuốc

Ở tuổi 73, nhà phát minh Bùi Quốc Châu vẫn đem lại cho người đối diện cảm giác sinh lực tràn trề, đầy nhiệt tâm. Câu chuyện giữa chúng tôi diễn ra cởi mở, thẳng thắn nhờ vào trí tuệ mẫn tiệp và khả năng trình bày vấn đề cực kỳ mạch lạc của thầy Châu – người đã được vinh danh là Tiến sĩ khoa học (TSKH) danh dự bởi “Đại học mở quốc tế về y học bổ trợ” của Sri Lanka vào năm 2003.
Xem thêm: thuoc fucoidan

- PV: Thưa ông, được biết, ông đã sáng tạo ra bộ môn “Diện Chẩn - điều khiển liệu pháp” và phổ biến môn này từ năm 1980. Trước tiên, ông có thể giải thích rõ về tên gọi này?

- TSKH. Bùi Quốc Châu: Tại sao gọi là “Diện Chẩn -  điều khiển liệu pháp”? Tức là tôi coi cái mặt của mình giống như cái điều khiển tivi ấy, những cái huyệt thì giống như cái nút, bấm đâu thì có tác dụng ở đó. Cụ thể hơn, đây là phương pháp trị bệnh mang tính chất điều khiển.

- Xin ông chia sẻ đôi điều về hoàn cảnh phát minh ra bộ môn Diện Chẩn?

- Chuyện này phải kể dài dòng từ đầu mới được. Hồi đó, tôi đang theo học năm đệ nhất, tức là tương đương với năm học lớp 12 bây giờ. Nói chung, sức khỏe của tôi yếu lắm, học bài không được, sợ thi rớt lắm. Bấy giờ, dưới quê Vĩnh Long có ông Lê Văn Kế châm cứu nổi tiếng. Ba má tôi mới đưa tôi đến đó để chữa. Ông chữa bằng châm cứu thôi, chữa 2-3 lần đã hết. Tôi cứ để ý, tại sao có mấy cây kim nhỏ xíu mà châm hay quá trời, châm một chút là hết bệnh.

Tôi thấy khoái quá. Tôi xin ông ấy đi học môn châm cứu. Nghĩa là, tôi vừa học tú tài, vừa học châm cứu, rồi được nghe ông ấy nói chuyện về y học, đông y, về đạo học, về triết học, âm dương ngũ hành, khí công, ăn uống dưỡng sinh. Từ đấy về sau, tôi bén duyên với y học dân tộc. Tôi mê Đông y lắm, toàn tích cóp tiền để mua sách về đọc.
 Xem thêm: thuoc chua ung thu gan



TSKH. Bùi Quốc Châu đang biểu diễn sử dụng Diện Chẩn để chữa bệnh

Sau đó, tôi theo phong trào sinh viên cách mạng, đi thanh niên xung phong một năm. Nhưng đam mê về chữa bệnh thì không giảm. Vì thế, khoảng năm 76, tôi xin về trường cai ma túy Bình Triệu. Ở đó, lúc nào cũng có mấy ngàn người nghiện. Họ khổ sở lắm. Tôi muốn về đó để áp dụng kiến thức của mình giúp họ trị “nghiện”. Nhưng, lúc đầu các bác sỹ không cho tôi châm cứu đâu. Họ chỉ cho làm việc vặt thôi.

Hồi đó, năm 1977, có dịch tiêu chảy, người cai xì ke chết mất mấy chục. Các bác sỹ chưa biết làm thế nào để ngăn chặn dịch. Tôi mới chữa bằng cây cỏ hôi, loại vẫn mọc đầy ở bờ rào. Tôi thấy rằng nó chống vi trùng rất hay, chống u nhọt, ghẻ ngứa. Tôi lấy cỏ hôi về, nấu cho người nghiện uống, rồi họ hết tiêu chảy. Từ đó người ta mới tin tôi và bắt đầu cho tôi châm cứu để cắt cơn ma túy. Tôi dùng phương pháp châm cứu và thấy hiệu quả cao. Tôi càng mê hơn và suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo. Đấy là điều kiện đầu tiên để tôi tìm ra Diện Chẩn.

- Nguyên nhân nào khiến ông quyết tâm nghiên cứu và sáng tạo ra Diện Chẩn?

- Hồi ấy, báo chí hay đăng um xùm học sinh Việt Nam ra nước ngoài học giỏi quá trời. Tôi nghĩ, tại sao cứ học của người ta rồi lấy làm tự hào mà không có cái gì của đất nước mình. Sở trường của tôi là châm cứu, tôi cho là, muốn tìm ra cái mới thì trước tiên phải coi xem thế giới họ đã làm cái gì rồi. Vì thế, tôi nghiên cứu cái đồ hình nhĩ châm của Tây, châm cứu của người Trung Quốc. Tôi thấy, trên cơ thể người thì phần đầu, tai, bàn chân, bàn tay đều đã được thế giới nghiên cứu. Nhưng còn cái mặt hình như không ai làm. Tôi mới tự nhủ với mình rằng, chắc là trời dành cái mặt cho Việt Nam nghiên cứu.

- Ông có thể kể lại quá trình nghiên cứu để đúc rút ra các nguyên tắc cơ bản của Diện Chẩn?

- Về điều này, tôi nhớ dân mình có câu “trông mặt mà bắt hình dong”, có nghĩa là dân mình từ xưa đã quan sát mối quan hệ giữa khuôn mặt với toàn bộ cơ thể. Đây là cái đầu mối để tôi bắt đầu tìm hiểu thêm. Bấy giờ, người nghiện nào cũng đau ở lưng, tôi làm theo cái lối nhĩ châm, tức là châm vào tai, thì người ta đau quá. Tôi mới suy nghĩ là vạn sự đều trong dương có âm, trong âm có dương, thì có thể bên cạnh điểm đau, có điểm không đau.

Tôi thử nghiệm, dò cái đầu kim, rồi châm vô. Một hồi, tôi hỏi người bệnh “Thấy sao”, họ hỏi “Đã châm chưa, châm rồi sao không thấy đau giống mấy bữa mà hiệu quả quá trời?”. Tôi phấn khởi quá, đấy là cơ sở để tôi nghĩ ra “bất thống điểm”, hay gọi là điểm không đau. Tôi gọi đó là “huyệt số 1”.

Tôi nghiên cứu khuôn mặt, thì thấy sống mũi giống cái cột sống, mà hai cánh mũi giống hai mông. Thế thì sẽ có sự tương đồng. Một bữa, tôi châm cho anh Hoàng “suyễn” (anh Hoàng bị suyễn, sáng nào cũng lên châm nên gọi như vậy). Tôi căn cứ sống mũi là cột sống thì hai bên là phổi. Tôi châm một cái không thấy đau, châm tiếp cái nữa. Khi tôi châm thì người ta nổi da gà, im lặng một hồi rồi dần dần cơn suyễn xuống. Như vậy tôi mới thấy là Diện Chẩn có tác dụng. Đấy là quá trình tìm ra “huyệt số 3”.

Tìm “huyệt số 5” cũng rất hay. Anh sửa radio ở gần nhà bị nhọt mông, muốn tôi châm cho hết. Trước đó, các ông thầy khác cứ châm vào mông anh ta mà không dứt. Thế là tôi bảo lần này tôi châm mặt chứ không châm vào mông. Anh ta đồng ý. Tôi liên hệ các vị trí trên mặt tương ứng với mông. Mũi trông tròn tròn, tựa như mông, ở cuối vị trí sống mũi tương ứng với sống lưng nên tôi mới suy nghĩ để châm trên mũi.

Tôi châm dò dò vào mũi, châm vào một điểm người ta không đau. Chút xíu sau anh ta nói: Ông châm kiểu gì mà hay quá vậy? Anh ta mừng lắm, vì đã hết đau. Về phần mình, tôi còn mừng hơn nữa, vì càng lúc càng có niềm tin vào cách châm mới này.
 Xem thêm: thuoc chua ung thu co hong

Đồ hình cơ bản của Diện Chẩn – Điều khiển liệu pháp

Bên cạnh việc tìm huyệt, tôi còn suy nghĩ và tìm ra các đồ hình cho Diện Chẩn để người khác có thể nhìn vào đấy mà thực hành, tự chữa cho mình. Tìm đồ hình thì tôi dựa theo thuyết: “Đồng hình tương tụ”. Tức là, tôi đặt giả thuyết sống mũi và sống lưng có hình dáng giống nhau, mũi tròn tròn và mông có hình dáng tựa như nhau... nên có thể nó liên quan, liên hệ đến nhau.

Từ giả thuyết đó, tôi kiểm chứng qua các thí nghiệm trong thực tế, chữa cho mấy ngàn người nghiện. Mỗi trường hợp tôi đều ghi chép tỉ mỉ và rút ra các kết luận đúng hay sai. Sau khi kiểm tra lí thuyết trong thực tế đúng như mình nghĩ, tôi phổ biến cho những người khác cũng làm giống như mình.

- Có rất nhiều tranh cãi về khái niệm “huyệt” trong Diện Chẩn. Theo ông, “huyệt” của Diện Chẩn và “huyệt” trong y học cổ truyền có khác biệt như thế nào?
http://thegioivitamin.org/wp-content/themes/shopperpress/thumbs/2014/05/kaiko-fucoidan-300x300.jpg
- Thứ nhất phải định nghĩa huyệt là gì. Tây y gọi là đầu mút thần kinh. Đông y gọi là nơi hội tụ kinh mạch. Tôi nghĩ khác, tôi đặt tên sinh huyệt, là điểm gặp nhau giữa không gian và thời gian. Vào thời điểm đó, anh dò ra đúng cái huyệt đó, nhưng hôm sau có thể không thấy nữa. Cụ thể hơn, “huyệt” trong Diện Chẩn là điểm đặc biệt, nơi chúng ta tác động vào đó, gây ra phản ứng thay đổi chức năng của cơ thể. Kể từ năm 1980 đến nay, Diện Chẩn đã được phổ biến trên cả nước và bản thân tôi đã giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới. Khẳng định rằng Diện Chẩn có khả năng chữa bệnh và hỗ trợ chữa bệnh rất hiệu quả, đáng kinh ngạc.

Post a Comment