Kim tiền thảo là
một vị thuốc trong dân gian được nhiều người tin dùng với công dụng chữa
nhiều bệnh khác nhau. Kim tiền thảo còn được gọi là cây vảy rồng, mắt
trâu, mắt rồng hay đồng tiền lông,… Là một cây nhiệt đới, ưa sáng, chịu
hạn, chịu đất phèn chua, chúng phân bố ở khắp nơi và được trồng nhiều ở
các vùng Lào Cai, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ngãi,…
Tuy nguồn gốc là 1 loại
cây mọc hoang nhưng kim tiền thảo lại chứa rất nhiều chất với tác dụng
dược lý cao, chữa được nhiều loại bệnh. Chúng ta có 1 số bài thuốc từ
kim tiền thảo như sau:
>>>>thuoc fucoidan
– Chữa viêm thận, phù, viêm gan, viêm túi mật:
Sử dụng kim tiền thảo 40g, ngưu tất, mộc thông mỗi vị 20g; chút chít,
dành dành mỗi vị 10g. Đem các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.
– Chữa sỏi đường tiết niệu:
Sử dụng kim tiền thảo 40g; mã đề, tỳ giải mỗi vị 20g; ngưu tất, trạch
tả, uất kim mỗi vị 12g; kê nội kim 8g. Đem các vị thuốc sắc uống mỗi
ngày 1 thang.
– Chữa sỏi niệu gây sung huyết, chảy máu: Sử
dụng kim tiền thảo 40g; mã đề 20g; ý dĩ 16g; ngưu tất 12g; đào nhân,
chỉ xác, uất kim, kê nội kim, đại phúc bì mỗi vị 8g. Đem các vị thuốc
sắc uống mỗi ngày 1 thang.
– Chữa sỏi niệu kèm bội nhiễm đường tiết niệu:
Sử dụng kim tiền thảo 40g; tỳ giải, mã đề mỗi vị 20g; uất kim, trạch
tả,ngưu tất mỗi vị 12g, kê nội kim 8g. Đem các vị thuốc sắc uống mỗi
ngày 1 thang.
Hoặc sử dụng kim tiền thảo
40g; mã đề 20g; sinh địa, cỏ lá tre mỗi vị 16g; mộc thông, kê nội kim,
cam thảo sao cháy mỗi vị 8g. Đem các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Trong trường hợp gặp triệu chứng đái ra máu thì thêm cỏ nhọ nồi 16g,
tiểu kế 12g. Còn nếu đau nhiều thì thêm ô dược, uất kim, diên hồ sách
mỗi vị 8g.
– Chữa sỏi đường tiết niệu không có cơn đau, không đái buốt, đái dắt, đái ra máu:
Sử dụng kim tiền thảo 20g; đảng sâm, mã đề mỗi vị 16g; trạch tả, ý dĩ
mỗi vị 12g; bạch truật, ba kích, phục linh, thỏ ty tử, kê nội kim mỗi vị
8g. Đem các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hay sử dụng kim tiền thảo 40g; ngải cứu 16g; kê nội kim 8g. Đem các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hoặc kim tiền thảo, bạch
mao căn, hạt mã đề mỗi vị 20g; ý dĩ 12g. Đem các vị thuốc sắc uống mỗi
ngày 1 thang. Nếu sau khi đã áp dụng các bài thuốc trên mà không hết sỏi
hoặc sỏi niệu quản gây ứ nước, ứ mủ ở thận thì cần phải được xử trí
bằng phương pháp phẫu thuật lấy sỏi, sau khi đã phẫu thuật xong rồi thì
có thể tiếp tục dùng nhằm tránh tái phát bệnh.